Trục Hàn - Đào thải độc tố toàn thân

Trục Hàn - Đào thải độc tố toàn thân

Trục Hàn - Đào thải độc tố toàn thân

Ngày đăng: 10/04/2025

Người xưa thường nói: "Trăm bệnh do phong hàn mà nên" và "Năng cao gió thọ 88". Chính vì thế, trục hàn là một trong những phương pháp dưỡng sinh giúp phòng bệnh, sử dụng dụng cụ chính là giác hơi, sên bạc có tác dụng đẩy hàn khí từ sâu bên trong cơ thể bài trừ ra ngoài, giúp cho cơ thể ấm áp, khí huyết lưu thông tốt.

TRỤC HÀN - ĐÀO THẢI ĐỘC TỐ TOÀN THÂN

I/ Trục hàn- Đào thải độc tố toàn thân

Người xưa thường nói: "Trăm bệnh do phong hàn mà nên" và "Năng cao gió thọ 88". Chính vì thế, trục hàn là một trong những phương pháp dưỡng sinh giúp phòng bệnh, sử dụng dụng cụ chính là giác hơi, sên bạc có tác dụng đẩy hàn khí từ sâu bên trong cơ thể bài trừ ra ngoài, giúp cho cơ thể ấm áp, khí huyết lưu thông tốt. Theo y học cổ truyền, những gì lạnh lẽo, tối tăm, đen đuổi, xấu xa... thuộc về Âm. Còn những gì ấm áp, tươi sáng, may mắn, tốt đẹp... thuộc về Dương. Khi cơ thể nhiểm hàn khí thì sẽ thu hút những thứ thuộc về Âm. Vì vậy, việc trục hàn ngoài việc đẩy hàn tà đi thì còn giúp đẩy những âm khí, độc tà ở trong cơ thể mình ra, giúp cho chúng ta khỏe mạnh và  để đón nhận những điều may mắn tốt đẹp, tươi sáng...

II/ Giác hơi - cạo gió

1/ Định nghĩa

Giác hơi là gì?

Giác hơi điều trị được gọi là giác pháp, là một liệu pháp dùng nhiệt độ cao làm giãn nở và đẩy không khí ra bên ngoài, tạo áp suất âm trong lòng ống giác, gây ra kích thích vật lý và áp lực nhân tạo trong lòng giác làm vỡ mao mạch bị tắc nghẽn, huy động tế bào gốc đến sửa chữa chức năng, hấp thụ tế bào máu bị hoại tử, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tinh khí, điều hòa khí huyết nhằm cải thiện và điều tiết khả năng miễn dịch cơ thể.

Thời cổ đại được dùng nhiều trong ngoại khoa ung thũng, ban đầu dùng vỏ sò hoặc sừng trâu để làm ống giác vì vậy một số cổ tịch gọi chung là “giác pháp”. Sau này, chất liệu ống giác được thay thế bằng ống trúc, gốm sứ hoặc thủy tinh để tăng tính tiện dụng và thẩm mỹ hơn.

Cạo gió là gì?

Theo quan niệm dân gian, “gió” được hiểu là những tác nhân từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều đường khác nhau gây tổn thương kinh lạc, khí huyết, tạng phủ và dẫn đến bệnh lý. Những biểu hiện bệnh gồm: Cảm cúm, nhức đầu, buồn nôn, mỏi mệt, đau cơ, mất ngủ,…

Cạo gió là sử dụng những dụng cụ đặc biệt để tạo ra tác động vật lý lên các bộ phận của cơ thể. Các dụng cụ thường có bờ hoặc cạnh hình cung tròn, trơn như thìa nhôm, tiền kim loại, miệng chén,… Các tác động vật lý được lặp đi lặp lại, thường theo hướng từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới.

Một số địa phương còn sử dụng nguyên liệu tự nhiên như: Gừng, tỏi, lá trầu,… để cạo gió. Để giảm ma sát và tổn thương da, đồng thời thúc đẩy kết quả điều trị trúng gió, trước khi tiến hành có thể thoa lên vùng cần cạo gió một lớp dầu gió, dầu cù là hay rượu trắng.

2/ Tác dụng của giác hơi - cạo gió

- Theo Y học cổ truyền, giác hơi có tác dụng điều chỉnh âm dương, trừ hàn, thanh nhiệt, sơ kinh thông lạc, phù chính khử tà, hoạt huyết khử ứ, giải trừ đau nhức.

Thông qua tác dụng kích thích phụ áp cơ giới của nhiệt độ, giác hơi dẫn đến những phản ứng cục bộ và toàn thân, từ đó điều chỉnh chức năng của cơ thể, tiêu trừ nhân tố bệnh lý.

+ Đả thông kinh mạch, giải độc hệ tuần hoàn: Những tác dụng chính của giác hơi, cạo gió là cải thiện hệ thống tuần hoàn, đả thông kinh mạch. Sau khi kinh mạch thông suốt và được bài trừ độc tố, bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể được thư giãn, dễ chịu, người nhẹ nhõm hơn. Thông qua giải độc hệ tuần hoàn, ngăn ngừa độc tố trong phế phủ, liệu pháp giác hơi, cạo gió còn giúp phòng ngừa các bệnh về nội tạng.

+ Thanh nhiệt giải hàn, trừ phong thấp: Giác hơi, cạo gió giúp đào thải độc tố, cải thiện sức đề kháng, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh như phong, thấp, hàn, giảm các triệu chứng như cảm lạnh, sốt, ho, sổ mũi, đau họng, đau đầu.

+ Ấm can thận, tăng cường sinh lý: Giác hơi, cạo gió giúp bổ trợ chức năng thận, giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường sinh lý, giảm các triệu chứng như mất ngủ, mất trí nhớ, rụng tóc, lão hóa.

+ Điều trị các bệnh cơ xương khớp, thần kinh: Giác hơi, cạo gió giúp giảm đau nhức xương khớp, cải thiện chức năng vận động, giúp chữa các bệnh như thoái hóa khớp, viêm khớp, gout, đau lưng, đau cổ… Giác hơi, cạo gió cũng giúp kích thích các dây thần kinh, giúp chữa các bệnh như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm, lo âu…

+ Giác hơi có tác dụng giải trừ mệt mỏi, đau nhức cơ thể

- Theo Y học hiện đại, áp suất âm bên trong cốc giác hơi có tác dụng kéo da vào vùng bên trong cốc giác, giúp các lỗ chân lông mở ra, kích thích sự lưu thông của máu trong lòng mạch, đồng thời còn tạo ra một lỗ thông để loại trừ các độc tố trong cơ thể.

Bên cạnh đó, môi trường chân không bên trong cốc giác còn giúp các mô giãn nở cục bộ, chính việc này tạo điều kiện cho mạch máu giãn nở và tăng lưu lượng máu đến các mô bệnh lý, tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa tế bào và giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

3/ Chỉ định và chống chỉ định của giác hơi

- Chỉ định:

Một số bệnh lý có thể được điều trị bằng phương pháp giác hơi bao gồm:

+ Cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn

Đau nhức xương khớp như đau lưng, đau gối... hoặc đau mỏi cơ khớp

+ Đau dạ dày, viêm dạ dày

Tăng huyết áp

+ Cảm mạo, ho kéo dài

Béo phì

+ Điều trị các vấn đề da liễu như mụn rộp, mụn trứng cá.

- Chống chỉ định:

Trường hợp cần chống chỉ định với giác hơi

+ Người bệnh có các tổn thương trên da tại vùng giác hơi như trầy xước, viêm da, các bệnh da liễu như lang ben, hắc lào, chàm, vẩy nến...

+ Người bệnh sốt cao hoặc đang co giật

+ Bệnh nhân tiền sử bệnh suy tim, suy thận, phổi mạn tính

+ Bệnh nhân rối loạn đông cầm máu, đang bị xuất huyết, số lượng tiểu cầu thấp, ung thư máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu

+ Bệnh nhân phù toàn thân

+ Các bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh...

+ Tiền căn có huyết khối tĩnh mạch sâu

+ Trẻ em dưới 4 tuổi

+ Người cao tuổi khi lớp da và cơ quá mỏng, dễ xảy ra biến chứng khi giác hơi

+ Bệnh nhân ung thư di căn

+ Người đang say rượu, quá mệt mỏi, ăn quá no hoặc quá đói...